4. Point Of Interest
Last updated
Last updated
Sau 1 tuần lỡ hẹn thì em tiếp tục seri về SM cho mọi người. Ở các phần trước thì em đã giới thiệu đến mọi người về những định nghĩa, những thứ căn bản nhất về SM. Nay em sẽ đưa mọi người đến với phần tiếp theo, tạm gọi là chương mới nhé. Đây sẽ là chương rất quan trọng vì nó sẽ đi sâu vào các vùng giá được đánh dấu để vào lệnh trong SM. Chương mới này có tên là Point Of Interest - POI, tạm gọi là điểm/vùng giá được quan tâm. Trong POI này sẽ có các phần nhỏ hơn, em sẽ đi theo tuần tự từng thứ 1 và kết hợp tất cả lại với nhau để đem đến cho chúng ta cách Entry trong SM. Lưu ý là đây chỉ là khái niệm thôi, sẽ có 1 phần riêng về Entry trong SM nên mọi người tuyệt đối k được sử dụng những thứ vừa mới học để vào lệnh nhé. K để mất thời gian của mọi người nữa, sau đây sẽ là phần mở đầu trong chương POI, chúng ta sẽ nói về vùng mất cân bằng trong SM, được gọi với các tên gọi khác nhau như là Imbalance - IMB hoặc Fair Value Gap - FVG
Vùng mất cân bằng IMB/FVG (em hay gọi IMB, ai gọi là FVG cũng đều được vì bản chất nó là 1 thôi) trong SM được định nghĩa là 1 vùng giá khi thị trường Bullish/Bearish 1 cách không lành mạnh thì sẽ xuất hiện những khoảng trống giá được để lại trên thị trường, hiểu 1 cách đơn giản là khi phe mua/bán cố gắng đẩy giá đi thật nhanh thì thị trường lúc đó chỉ xuất hiện 1 bên mua hoặc 1 bên bán mà thôi, bên còn lại sẽ k phản ứng kịp hoặc phản ứng yếu ớt trong tình huống đó, dẫn đến việc mất cân bằng giữa bên mua và bên bán, hay nói theo đúng thuật ngữ là mất cân bằng giữa cung và cầu, từ đó sẽ sinh ra các khoảng trống giá trên thị trường, đây được gọi là IMB nha mọi người. Tùy thuộc vào động lực của thị trường lúc đó đẩy giá đi như thế nào sẽ tương ứng với kích thướng của IMB lúc đó (có thể là khá lớn, cũng có thể là khá nhỏ), nhưng với việc mất cân bằng giữa cung và cầu, thị trường sẽ có xu hướng quay trở lại các IMB đó để lấy lại cân bằng cho bên còn lại, đồng thời đây cũng là nơi để phe đã đẩy giá đi cũng có cơ hội quay trở lại vùng mất cân bằng để đẩy giá di chuyển tiếp theo động lực trước đó. Để xác định IMB chúng ta cần phải sử dụng ít nhất 3 nến trở lên và phải theo thứ tự từ Low đến High nếu là Bullish và ngược lại từ High đến Low nếu là Bearish. Trong ít nhất bộ 3 nến đó, chúng ta k quan trọng màu sắc của cây nến đó là tăng hay giảm và Body to hay nhỏ (ở trong vài hình minh họa đầu tiên em sẽ sử dụng nến có cùng màu, còn trong real chart thì em sẽ lấy ví dụ về khác màu cho anh chị tham khảo), IMB chỉ được xác định bằng râu nên thôi, tức là râu nến trên/dưới của cây nến tính từ vị trí thứ 3 sẽ phải tạo ra khoảng trống giá với râu nến trên/dưới của cây nến thứ 1 (em sẽ giải thích ở trong hình ảnh cho mọi người dễ hình dung), trường hợp IMB chứa nhiều nến em cũng sẽ ví dụ luôn cho mọi người tham khảo. Vì IMB bản chất nó đã là vùng mất cân bằng rồi, nên sau khi giá quay trở lại IMB thì coi như ân oán giữa bên mua và bán đã chấm dứt, đồng nghĩa với việc sau này khi giao dịch IMB chỉ được sử dụng 1 lần duy nhất mà thôi, nếu giá có quay trở lại IMB thì nó cũng k còn hiệu lực và IMB đó cũng k cần đánh dấu lại nữa, mọi người lưu ý giúp em chỗ này. Thêm nữa là sẽ có rất nhiều IMB xuất hiện với đủ loại kích thước khác nhau, k phải lúc nào chúng ta cũng thấy giá quay lại IMB là nhắm mắt nhắm mũi thực hiện giao dịch đâu anh chị, sẽ có 1 vị trí IMB được gọi là cực độ - Extreme IMB, đây là vùng mất cân bằng có thể coi là mạnh mẽ nhất nên thị trường sẽ có khả năng đẩy giá quay trở lại vùng Extreme IMB để cân bằng phe mua và phe bán rồi mới di chuyển tiếp (chỉ là khả năng thôi chứ thực tế em cũng thấy nhiều khi nó k quay lại đâu mọi người ạ). Như em có nói ở trên là sẽ có 1 bài riêng về cách Entry với SM nên bây giờ chúng ta cứ tìm hiểu lý thuyết trước đã anh chị nhé. IMB nó cũng đơn giản và ngắn gọn vậy thôi, ở phần tiếp theo em sẽ gộp 2 thứ vào chung 1 bài nên sẽ rất nặng và nhiều kiến thức mới