1. Lạm phát và những lí do thị trường đang lo ngại.
Hai chỉ số chính thường được sử dụng để đo đạt mức độ lạm phát là chỉ số sản xuất PPI và chỉ số tiêu dùng CPI.
Chỉ số sản xuất PPI tháng 8 tăng 8.3% so với cùng kì năm trước đó, cao kỉ lục kể từ 2010. Mặc dù vậy, chỉ số CPI tháng 8 tăng 5.3% thấp hơn một chút so với kì vọng.
Giám đốc ngân hàng trung ương Mỹ (FED) Jarome Powell cho rằng tình hình lạm phát này chỉ mang tính chất tạm thời và ngắn hạn, về dài hạn vẫn tự tin có thể mang chỉ số lạm phát quay về ngưỡng 2.5%. Theo quan điểm của mình thì việc này có khả năng nhưng sẽ rất khó, và mình thiên về khả năng lạm phát sẽ giữ trên mức 3.5% trong vòng 1 đến 2 năm tới.
Đầu tiên, 1 thượng nghị sĩ cũng đã nêu concern của mình về việc FED đang liên tục lệch rất nhiều trong việc ước tính các chỉ số như CPI, PPI hay số lượng công việc sẽ được hồi phục trong năm qua. FED cũng nêu quan điểm là đang lo lắng nhiều hơn về tình hình việc làm vẫn chưa phục hồi hoàn toàn từ sau đại dịch, mặc cho các công ty đang rất tích cực tuyển dụng để tái thiết doanh nghiệp dịch. Tuy nhiên dựa vào kết quả báo cáo tháng 8 thì năm 2021 chỉ có vỏn vẹn gần 300 nghìn việc làm được khôi phục so với chỉ tiêu 1 triệu việc làm trong năm nay, và còn chưa đầy 3 tháng là sang năm 2022. Điều này chứng tỏ rằng nền kinh tế cũng như tình hình việc làm đang phục hồi chậm hơn rất nhiều so với dự kiến, mặc cho các phương pháp kích thích như QE hay lãi suất đều đã xả đạn triệt để.
Chính vì lí do này nên việc tăng lãi suất trong thời gian ngắn tới gần như là điều không thể, ngay cả các thành viên của FOMC cũng đã điều chỉnh kì vọng tăng lãi suất của mình trong lương lai xa hơn. Mặc dù khả năng rất cao FED sẽ phải bắt đầu tapering (giảm QE) vào tháng sau nhưng nếu tình trạng việc làm tháng này vẫn không đẹp hơn bao nhiêu thì cường độ tapering của FED chắc cũng không thể cao được, đồng nghĩa với việc dòng tiền được bơm ra thị trường vẫn sẽ còn mạnh trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, việc chính phủ Mỹ sắp tăng nợ trần (debt ceiling) và có khả năng thông qua cái mấy cái bills nghìn tỉ đô cho 10 năm tới sẽ ấn định luôn dòng tiền cực kì lớn đổ ra thị trường trong những năm tới.
Tuy nhiên, chắc chắn việc in nhiều tiền trong một thời gian dài không phải là thứ mà chính phủ nên làm. Trong vòng 6 đến 12 tới thì khả năng mức độ tăng trưởng của chỉ số CPI có thể sẽ đuổi kịp với chỉ số PPI. Lí do là vì rất nhiều vật dụng và nguyên liệu sản xuất đều đang tăng giá rất mạnh, phản ánh trong mức độ tăng trưởng của chỉ số PPI. Đối với chỉ số CPI, phần lớn những nhà phân phối kí hợp đồng dài hạn hơn với các suppliers của mình, chính vì vậy nên giá vốn bán hàng (CoGS) vẫn chưa bị đẩy lên quá nhiều. Nếu ai làm equity analyst và để ý có thể thấy một số doanh nghiệp nhà hàng dịch vụ đang có xu hướng tăng biên lợi nhuận (profit margin) trong những quý vừa rồi cũng nhờ tận dụng được điểm này, trong khi đó profit margin của các bên sản xuất đang có vẻ như bị thu hẹp lại đi ít nhiều.
Tuy nhiên, sẽ có rất nhiều hợp đồng cung cấp sẽ hết hạn trong vòng 6 - 12 tháng tới, cho phép các bên suppliers tăng giá, và khả năng lớn các bên phân phối hay dịch vụ cũng sẽ tăng giá theo, kéo theo CPI tốc độ tăng trưởng CPI có thể sẽ tiếp tục tăng quá kì vọng của FED. Trong trường hợp giả thuyết trên là đúng, việc đưa chỉ số lạm phát về dưới mức 4% sẽ rất nguy hiểm cho nền kinh tế và gần như rất khó để thực hiện trong vòng 1 năm với không nhiều sự cải thiện trong tốc độ khôi phục nền kinh tế hiện tại.
Last updated