1. NFTs.

Mình nghĩ sẽ hơi khó giải thích cho những người thuộc thế hệ trước lí do tại sao nhiều người chấp nhận bỏ hàng trăm triệu thậm chí là tiền tỉ để mua những items chỉ sử dụng được trong game hay trong các không gian ứng dụng nhất định nào đó (như reactions và customized avatar trên reddit).

Phần lớn người chơi quyết định mua skin items trong CSGO hay Liên Minh Huyền Thoại không phải với hi vọng sẽ dùng skin đó để kiếm bữa ăn cho ngày mai, cũng không phải với hi vọng sẽ tạo ra giá trị nhiều cho xã hội mà là để thỏa mãn sở thích cá nhân của riêng mình khi chìm vào những giây phút sống trong thế giới ảo. Đôi khi mình cũng tự hỏi bản thân, dù cho khá rõ ràng để nhìn nhận thị trường NFT hiện tại đang mang tính đầu cơ rất cao, mình vẫn thường xuyên tự đặt câu hỏi để justify lại kết luận này của bản thân cũng như trả lời câu hỏi giá trị của những thứ này ở mức nào sẽ là hợp lí.

Lấy một ví dụ mà mình cho là tương quan nhất với NFTs để so sánh giá trị là áo quần, túi xách hay những đôi giày. Cũng với chức năng cơ bản và cần thiết, nhưng một vài chiếc áo hay đôi giày cũng có giá cả chục ngàn hay trăm ngàn đô. Những thứ như chất liệu tốt hơn, 100% từ thiên nhiên hay từ lông quý hiếm gì đó, được nhà thiết kế tự thay thiết kế và sản xuất thủ công…cũng đều chỉ là những câu chuyện được thêm vào đằng sau các món hàng đó. Bản chất là nhiều người mua hàng (đặc biệt là người có tiền) họ thích những câu chuyện, và họ cảm thấy vui khi sở hữu cũng như khoe được những thứ đó ra cho mọi người cùng chiêm ngưỡng, và một phần cũng để trở thành “một người có tiền” khi sở hữu những món đồ đó.

Mình nghĩ NFTs cũng gần như vậy. Những câu chuyện như số lượng có hạn, khi mua thì bạn thực sự sở hữu nó trong ví blockchain của bạn, phi tập trung, đúng xu thế về công nghệ và theo thời đại…cũng đều là những câu chuyện được lồng ghép vào đó như là selling points của những món hàng thời trang mà thôi.

Một điểm thú vị của NFTs nữa là tính cộng đồng. Chẳng hạn như cryptopunk, giá trị của nó đôi khi chẳng phải vì nó đẹp. Nó đắt bởi vì bộ này được sở hữu bởi cộng đồng tin tưởng vào crypto và Ethereum từ lâu. Với những người tin tưởng vào Ethereum từ lâu thì việc có hàng chục, hàng trăm triệu đô với họ là một việc vô cùng dễ hiểu. Những người sở hữu cryptopunk đã quen nhau, trò chuyện với nhau từ lâu, dần tạo nên một cộng đồng với nhiều triệu phú, tỉ phú. Vậy giờ cái giá để một người có ít nhất hàng trăm ngàn đô có thể từ bỏ “cái quyền” là một phần của cộng đồng thì chục ngàn đô thì với mình cũng không tới nỗi vô lí lắm.

Tuy nhiên, nhiều dự án NFTs khác vừa được sinh ra, cộng đồng cũng chẳng có gì đặc sắc, không có luôn cả ứng dụng gì mà giá trị vài trăm đô một NFTs thì đôi khi phải cân nhắc lại.

Dù vậy thì cũng như việc nhiều người không thích hàng hiệu và đánh giá hàng hiệu là phí tiền, mình nghĩ việc đánh giá NFTs có giá trị hay không cũng tùy vào từng người. Nếu ai có nhiều tiền quá chả biết làm gì thay vì đi mua một món hàng thời trang $5k để đi party flex thì cứ mua một con NFTs để ava cho đẹp, lên twitter chém gió cho nó căng. Cá nhân mình thấy chẳng có vấn đề gì đáng bị chê trách về mặt “hiểu biết” và “tỉnh táo” cả. Đó là sở thích riêng của mỗi người.

Last updated