2. Market Structure
Last updated
Last updated
Xin chào anh em, hôm nay em lại giới thiệu đến toàn thể anh em CK phần tiếp theo trong loạt seri về SM, đây coi như là phần kết thúc của phần trước em chia ra thành 2 part, vì em cũng k có nhiều tgian nên cứ viết đến đâu post lên đây cho anh em đọc trước, rồi Ad CK sẽ tổng hợp lại sau đó gửi anh em đọc chỉnh chu hơn. Ở phần trước anh em đã biết đến khái niệm Inpulse&Correction/Pullback, và em cũng đã giới thiệu 1 khái niệm là Inducement (IDM) rồi nhỉ, bây giờ chúng ta sẽ sử dụng công cụ này để vạch ra cấu trúc thị trường (Market Structure) nhé. Trước hết, anh em phải biết việc vạch ra cấu trúc thị trường để làm gì, và lí do tại sao phải làm như vậy.
Ở trong SM nó có 2 cái cực kì quan trọng đó là Liquidity (thanh khoản) và Structure (cấu trúc). Em sẽ lấy ví dụ như thế này cho anh em dễ hình dung...Structure nó như là cái động cơ, để động cơ vận hành và chạy trơn tru hơn thì phải có nhiên liệu đúng k anh em, nhiên liệu chính là Liquidity đấy. 1 cái xe mà anh em nghĩ k có động cơ thì nó cũng chỉ là 1 khối sắt k thể di chuyển được và 1 cái xe anh em k có nhiên liệu đổ vào cho động cơ hoạt động thì cái xe đó nó chạy bằng cẳng hay gì? Vậy nên cấu trúc chính là xương sống, là yếu tố hình thành nên Market, nó sẽ dẫn dắt anh em đi theo đúng xu hướng, nhận biết được MM đang điều phối giá cả ra làm sao, từ đó anh em sẽ có 1 cái nhìn toàn cảnh về Market cực kì rõ ràng. Vậy nên đây là điều bắt buộc, 100% anh em phải xác định được cấu trúc thị trường, nếu k thì anh em sẽ k bao giờ theo được phương pháp SM đâu. Để xác định cấu trúc thị trường anh em phải biết đâu là Impulse, đâu là Correction/Pullback, đâu là IDM, em sẽ ví dụ cho anh em dễ hình dung. Đầu tiên sẽ là ví dụ mẫu em vẽ ra để giải thích cho anh em cách xác định cấu trúc thị trường, sau đó sẽ là real chart (ở real chart em cũng sẽ giải thích cho anh em luôn), để tránh mất tgian thì em sẽ giải thích xu hướng tăng cho anh em thôi, xu hướng giảm thì anh em làm ngược lại là được.
Ở hình 1, anh em sẽ lấy 1 điểm Low được hình thành gần nhất (cây nến A), cái điểm này sẽ là điểm bắt đầu của anh em xác định 1 range. Anh em thấy cây nến B chứ, phía trước cây nến B từ điểm Low sẽ là 1 đợt Impulse, và cây nến B chính là 1 Correction/Pullback (vì nó đã đóng cửa bên dưới cây nến phía trước). Tiếp theo đó phía sau cây nến B lại là 1 pha Impulse nữa. Anh em thấy 1 loạt nến đỏ giảm k (bắt đầu từ cây nến C đến cây nến D), đó chính là 1 pha Correction/Pullback nhưng ở đây nó sẽ bao gồm nhiều nến giảm cấu thành nên. Qua đây anh em note lại giúp em là Correction/Pullback có thể là 1 nến, cũng có thể là 1 bộ nến nhé. Cây nến D nó sweep liquidity cây nến B, mà cây nến B là 1 pha Correction/Pullback gần nhất được hình thành và duy nhất nên tại giá Low của cây nến B anh em kéo thẳng qua cắt cây nến D cho em, đây chính là 1 vùng kích thích - IDM (Inducement) được hình thành. Và khi tạo ra IDM, anh em xác nhận luôn điểm Low đến điểm High (cây nến C) chính là 1 range. Ở trong range này anh em thấy điểm Low của cây nến D là điểm thấp nhất trong pha Correction/Pullback, vậy nên đây sẽ là điểm Low để anh em xác định 1 range mới, điểm Low này sẽ cao hơn điểm Low trước đó (cây nến A) nên sẽ là Higher Low nhé. Lưu ý là khi anh em xác định điểm Higher Low trong 1 range thì phải lấy điểm nào thấp nhất nhé anh em, miễn là nó k thấp hơn điểm Low trước đó và tính từ bên phải tính từ giá High, k được lấy điểm Low bên trái tính từ giá High
Thị trường tiếp tục tạo 1 pha Impulse sau cây nến D, pha Impulse này phá đỉnh High trước đó và tiếp tục di chuyển cho đến cây nến E, tại vị trí cây nên E sweep liquidity cây nến trước đó nên đây là 1 pha Correction/Pullback thứ 1. Thị trường tiếp tục tạo 1 pha Impulse ngay sau cây nến E di chuyển nhanh lên trên và từ cây nến F thị trường bắt đầu điều chỉnh cho đến vị trí cây nến G đã sweep Liquidity cây nến trước đó nên chúng ta sẽ xác định đây là pha Correction/Pullback thứ 2, rồi tiếp theo cây nến H phá giá Low cây nến G nên chúng ta sẽ xác định tiếp đây là 1 IDM đúng k anh em? Đây là trường hợp xác định sai IDM anh em nhé, đúng là nó đã phá giá Low tại pha Correction/Pullback gần nhất nhưng chỗ này k được xác định là IDM. Anh em hãy nhìn vào cây nến F, nếu như từ cây nến G thị trường tiếp tục 1 pha impulse phá qua giá High của cây nến F, thì tại vị trí cây nến G chính là 1 IDM, nhưng đây anh em nhìn xem từ cây nến G thị trường di chuyển nhưng k phá được giá High của cây nến F, giá High cây nến F vẫn được tôn trọng nên chúng ta chỉ coi đó là 1 pha Correction/Pullback bình thường thôi, k lấy pha Correction/Pullback này để xác định vị trí IDM mà lấy pha Correction/Pullback trước đó để xác định vị trí IDM. Vì thế pha Correction/Pullback tại cây nến E mới chính là IDM hợp lệ khi cây nến I phá xuống bên dưới, giá. Chỗ này anh em cứ xác định như thế này, anh em nhìn bên phải cây nến F, nếu như thị trường đẩy giá lên cao hơn giá High tại cây nến F, thì pha Correction/Pullback sẽ được dùng để xác định IDM, còn nếu như bên phải cây nến F thị trường k thể phá được giá High tại cây nến F thì chúng ta sẽ lấy pha Correction/Pullback gần với cây nến F nhất để xác định IDM. Chỗ này hơi oằn tà là vằn nên anh em chịu khó đọc từ từ nhé.....Sau khi tạo IDM tại cây nến E thị trường di chuyển xuống biên dưới và ngay sau cây nến K là 1 pha Impulse phá giá High tại cây nến F, từ đây anh em xác nhận luôn điểm Low tại cây nến D chính là Higher Low, điểm High tại cây nến F chính là Higher High. Lưu ý là khi giá tạo IDM thì chúng ta mới xác nhận High/Low nhé anh em, còn khi chưa có IDM thì cho dù nó có phá High/Low, đẩy giá đi xa thế nào đi chẳng nữa thì vẫn chưa xác nhận được Higher Higher/ Lower Low tiếp theo đâu nhé.
Lật lại lý thuyết về xu hướng - trend, chúng ta xác định 1 xu hướng tăng khi nó cấu thành đủ điều kiện là có ít nhất 2 đáy, với đáy sau cao hơn đáy trước (Low - Higher Low), và đỉnh sau phải cao hơn đỉnh trước (High - Higher High) thì từ đó mới có thể xác nhận đây là 1 xu hướng tăng (có thể tăng trong ngắn hạn hoặc đây là cơ sở định hình xu hướng tăng dài hạn). Khi sử dụng Impulse&Correction/Pullback + IDM nó sẽ giúp anh em xác định trend rất tinh gọn đúng k, em biết sẽ rất mất tgian cho những người mới sử dụng cách này để xác định, nhưng khi dùng quen rồi thì chỉ cần nhìn lướt qua cái anh em có thể biết được ngay lúc đó thị trường đang ở xu hướng gì, từ đó anh em sẽ đề ra chiến lược giao dịch 1 cách hợp lý. Em có vẽ thêm cái đường line màu đen đè lên nến để anh em biết đâu là Impulse, đâu là Correction/Pullback, nếu mà nó rối mắt thì anh em thông cảm, em thêm vào để giúp anh em xác định dễ dàng hơn thôi. Tới đây em đã đi xong tập đầu tiên về Market Structure - Impulse&Correction/Pullback, anh em hãy thực hành thật nhiều để làm quen với các khái niệm mới này nhé, ở tập sau sẽ là về Mapping Structure, tất nhiên anh em sẽ vận dụng những gì ở trong tập Market Structure vào tập sau, cho nên anh em hãy thực hành, nắm vững các khái niệm để xác định cho thật chính xác. Chỗ nào khó hiểu hoặc khó xác định anh em cứ hỏi em sẵn sàng trả lời, chỗ nào em có nói k hợp lý hoặc sai sót thì em xin nhận góp ý chân thành và thiện chí. Hẹn gặp mọi người ở tập sau, chúc anh em thật nhiều sức khỏe và giao dịch thật hiệu quả.