1. NFT
Giải thích sơ qua về NFT cho những ai chưa biết, nó là viết tắt của non-fungible token, nghĩa là những token crypto không trùng lặp. Ví dụ gần nhất có thể dùng để đơn giản hóa NFT chính là các vật phẩm trong game như các vật phẩm hay trang phục (skins). Khi bạn mua những vật phẩm này trong game, nó tạm được gọi là của bạn, nằm trong “kho” của bạn, thuộc quyền sở hữu của tài khoản của bạn. Nhưng về bản chất, nó vẫn thuộc quyền quản lí của nhà phát hành game. Họ có thể lấy lại, xóa vật phẩm và tài sản trong game của bạn bất kì lúc nào, với bất kì lí do nào.
Vậy sẽ thế nào bạn có thể thực sự sở hữu những vật phẩm, tài sản điện tử này mà không một ai có thể xóa, lấy cắp của bạn nếu không có sự cho phép của bạn? (trừ khi bạn bị “trộm”). Đây là một vấn đề mà NFT có khả năng sẽ hiện thực hóa được việc tăng tính sở hữu các tài sản điện tử một cách bảo mật hơn so với hiện tại. Mình dùng từ “tăng” thay vì “cung cấp” vì ngay cả các sản phẩm NFT vẫn chưa thực sự thuộc quyền kiểm soát hoàn toàn theo tìm hiểu của mình về mặt kĩ thuật (technical). Tuy nhiên, mình tin trong tương lai sẽ có các dự án làm được những việc này một cách tuyệt đối.
Ngay cả ở thế giới “thực”, cái quyền sở hữu tài sản của mỗi người cũng chưa phải là tuyệt đối. Bạn mua 1 căn nhà, nếu bạn không trả thuế nhà đất thì các tổ chức có thẩm quyền hoàn toàn có thể lấy căn nhà của bạn đi. Hoặc có thể ví dụ ở một số giả thuyết vô cực (extreme) trên thế giới, khi xảy ra chiến tranh hay mâu thuẫn, quyền sở hữu tài sản của bạn có thể bị thổi bay mà không hề có sự thỏa thuận hay đồng ý của bạn. Gọi là “quyền sở hữu” (ownership right) chứ không phải là “sự sở hữu” (ownership) bởi vì đó chỉ là “quyền” được pháp luật bảo vệ. Và để bảo vệ một cái gì đó, thì theo lí thuyết phải có sự sở hữu của cái đó. (Điểm này khó hiểu thì các bạn chịu khó đọc lại giúp mình nhé. Đây cũng chỉ là quan điểm triết lí riêng của mình).
Last updated