Crypto-Blockchain
  • Tài liệu PTKT
    • Tổng hợp ebook PTKT
    • Phương Pháp Bob Volman
      • Tổng quan về PP Bob Volman
      • Mất ngón chân kinh
        • Kỳ 1: Quản lý ngón với R:R
        • Kỳ 2: Các bài quyền cơ bản
    • Smart Money Concept
      • Chapter 1. Market Structure
        • 1. Impulse&Correction
        • 2. Market Structure
        • 3. Structure Mapping
        • 4. Point Of Interest
        • 5. Order Flow
        • 6. Order block
    • Harry513
      • FVG(FaieValueGap)
  • Thuật ngữ cơ bản Crypto
    • Thuật ngữ cơ bản Crypto
      • Thuật ngữ cơ bản Crypto-P1
      • Thuật ngữ cơ bản Crypto-P2
      • Thuật ngữ cơ bản Crypto-P3
      • Thuật ngữ cơ bản Crypto-P4
  • PolkaDot
    • PolkaDot
      • Parachain-parathread -Defi
      • PARACHAIN
      • MOONRIVER
  • Chainge Finance
    • Chainge Finance
      • 1. Tổng quan cơ bản
        • 1.1 Giới thiệu dự án
        • 1.2 Thông tin cơ bản [1]
      • 2. Chi tiết về dự án
        • 2.1. Team Chainge Finance
        • 2.2. Token CHNG
        • 2.3 Sản phẩm
          • 2.3.1 Cross-Chain
          • 2.3.2 DEX
            • DEX Spot
            • DEX Future
            • DEX Option
          • 2.3.3 Thỏa thuận ký quỹ phi tập trung
          • 2.3.4 Quản lý khóa cá nhân
        • 2.4 Công nghệ
          • 2.4.1 Distributed Control Rights Management (DCRM)
          • 2.4.2 Khóa thời gian (time Lock)
      • 3. Phát triển
        • 3.1 Lịch sử
        • 3.2 Trạng thái
          • 3.2.1 TVL
          • 3.2.2 Dữ liệu người dùng
      • 4. Mô hình kinh tế
        • 4.1.1 Phân phối mã thông báo
        • 4.2 Vai trò của token CHNG
      • 5. Cạnh tranh
        • 5.1 Tổng quan ngành
          • 5.1.1 Định nghĩa
          • 5.1.2 Trạng thái
        • 5.2 So sánh các sản phẩm cạnh tranh
          • 5.2.1 Multichain (trước đây là AnySwap)
          • 5.2.2 Celer Network
          • 5.2.3 Hop Protocol
          • 5.2.4 Biconomy
        • 5.3 So sánh các yếu tố sản phẩm cạnh tranh
          • 5.3.1 Tương thích EVM và không EVM
          • 5.3.2 Tam giác bất khả thi
            • 1) Xác minh bên ngoài
            • 2) Xác minh nguyên bản
            • 3) Xác minh giao dịch cục bộ
          • 5.3.3 Bảo mật
      • Tài liệu tham khảo:
  • Fantom
    • Fantom
      • Tổng quan về Fantom Blockchain
      • Công nghệ- Fantom
        • Ưu điểm của DAG
        • SmartContract - Fantom
        • Trilemma (Mở rộng- An Toàn- Phi tập trung)
        • Đối thủ Fantom
      • Hệ sinh thái
      • Đội ngủ phát triển
  • Pi Network
    • Pi Network
      • PHẦN 1- BẢN DỊCH SÁCH TRẮNG PI NETWORK PHIÊN BẢN MỚI NHẤT 28/12/2021
      • PHẦN 2 - GIẢI THÍCH CƠ CHẾ ĐÀO SAU MAINNET
  • Cryptotalk
    • Crypto Talk -Chi Phan
      • |Crypto Talk 1| Bitcoin, Cardano và những thứ mình nghĩ sẽ không xảy ra lần nữa.
        • 1. Bitcoin.
        • 2. Cardano.
      • [Economic + Crypto Talk] Lạm phát, lạm phát đình trệ và những lí do có thể đẩy giá Bitcoin và crypto
        • 1. Lạm phát và những lí do thị trường đang lo ngại.
        • 2. Nguy cơ về lạm phát đình trệ
        • 3. Vậy thì nó ảnh hưởng gì tới thị trường crypto.
      • [Crypto Talk 3] Chuyện ETF.
      • |Crypto Talk 4| DeFi và những bức tranh chỉ mới bắt đầu tô vẽ.
      • [Crypto Talk 5] Khi lí tưởng phi tập trung tạm bị lãng quên và những cơn giải khát tạm thời quá hoàn
      • [Crypto Talk 6] Giá trị của crypto – giá trị khác với “giá cả”.
      • [Crypto Talk 7] NFT, và lí tưởng của bản thân về metaverse.
        • 1. NFT
        • 2. Metaverse
      • [Crypto Talk 8] Một vài luận điểm cá nhân về NFT và Play-to-earn games.
        • 1. NFTs.
        • 2. Play-to-earn
      • [Crypto Talk 9] Ethereum - Good thing take times.
        • 1. Phát triển một thành phố bền vững an an toàn.
        • Proof of Stake Ethereum – “The Merge” is coming
  • Cách xây dựng Portfolio đầu tư hiệu quả
    • Mục tiêu xây dựng Portfolio
    • Xây dựng 1 đội ngũ
    • Vai trò của mỗi lớp tài sản trong cryto
    • Các ví dụ xây dựng portfolio
    • Lý thuyết xây dựng portfolio:
      • Portfolio mùa Bull và Bear markets
      • Các lỗi thường gặp khi xây dựng portfolio
    • Các ý tưởng khác về việc xây dựng portfolio
    • Disclaimer and transparency – Lưu ý và minh bạch
    • Key takaways – Những điểm chính có thể rút ra
    • Ý kiến cá nhân của người dịch bài
Powered by GitBook
On this page
  • 1. R:R là gì
  • 2. Xác định R:
  • 3. Vì sao nên quản lý vốn bằng R:R
  • 4. Hướng dẫn vào lệnh
  • 5. Hướng dẫn vào lệnh theo R:R bằng TradingView
  • 6. Một số lưu ý:
  1. Tài liệu PTKT
  2. Phương Pháp Bob Volman
  3. Mất ngón chân kinh

Kỳ 1: Quản lý ngón với R:R

PreviousMất ngón chân kinhNextKỳ 2: Các bài quyền cơ bản

Last updated 3 years ago

Đôi khi anh chị thấy những lệnh show profit trên CK và các group khác với đòn bẩy x50, x100 không biết có cảm thấy “rợn người” hay không, và có bao giờ anh chị tự hỏi vì sao họ lại liều lĩnh đến thế chưa, họ không sợ cháy tài khoản sao? Tất cả là do anh chị đã quen với một luật mặc định: “đòn bẩy cao, tương đương với rủi ro cao, mất mát khi thua lỗ cũng cao”. Nhưng hôm nay, tại hạ ở đây để thay đổi hoàn toàn suy nghĩ đó của một số anh chị, mong rằng từ nay anh chị sẽ có một cái nhìn mới về đòn bẩy, cũng như về profit của những người mà anh chị đang theo dõi. Với tại hạ, một lệnh thành công không phải là một lệnh với số % thắng từ vài trăm thậm chí vài nghìn (đã có lệnh tại hạ chốt lãi ở 1500%), mà đó phải là một lệnh có tỉ lệ R:R cao, còn đòn bẩy giờ đây cũng chỉ là một công cụ để anh chị có bức ảnh profit đẹp.

1. R:R là gì

Những anh chị theo dõi lệnh của tại hạ chắc cũng đã quen với việc chốt lời của tại hạ ở các mốc R tròn (2R, 3R, 4R, …). Vậy R ở đây có nghĩa là gì? Chính xác hơn, tên của khái niệm này là Reward : Risk Ratio (tỷ lệ Lợi nhuận : Rủi ro), đại diện cho lợi nhuận thực tế của anh chị ở mỗi lệnh. Công thức tính cũng rất đơn gi

R:R = (khoảng giá thắng: TP-entry) / (khoảng giá thua: entry-SL)

Ví dụ với set-up lệnh BTC như trên, TradingView tính ra được tỷ lệ R:R là 2.21. Điều đó có nghĩa là: nếu cấn SL lệnh này (thua) thì anh chị sẽ mất 1R, ngược lại nếu cấn TP (thắng) anh chị sẽ nhận về 2.21R. Vậy các con số chốt lời mà tại hạ sử dụng (2R, 3R, 4R…) mang ý nghĩa rằng: lệnh thắng này gấp 2, 3, 4 lần giá trị mất đi nếu lệnh thua. Đó là lý do tại hạ luôn kính nể những trader có R:R cao, hơn là thắng với % cao, bởi R:R thể hiện chính xác lệnh đó đã chiến thắng gấp bao nhiêu lần giá trị lệnh, còn % trên ảnh profit chỉ là so sánh với mức margin (sẽ thay đổi theo bẩy, bẩy càng cao thì margin càng thấp và ngược lại)

2. Xác định R:

Dựa trên % của tổng tài sản đang có. Thông thường người ta sẽ lấy 1R = 1% hoặc 2% tổng tài sản, nghĩa là nếu thua liên tục 50 (với 1R = 2% tài khoản) hoặc 100 (1R = 1%) lệnh không gỡ, anh chị sẽ cháy hết tiền, không còn cơ hội trở lại cuộc chơi. Tại hạ thường lấy 1R = 2% tổng tài khoản, vì xác suất thua liên tục 50 lệnh không gỡ được là rất thấp rồi. Ví dụ: anh A có tổng cộng $1000 chơi future, và quyết định chọn 1R = 2%. Như vậy mỗi lệnh anh sẽ đánh sao cho chỉ mất 2%*1000 = $20. Một ngày nọ, anh lên CK và nhận được signal lệnh với R:R = 3, anh sẽ vào lệnh, và nếu lệnh thua (SL) anh mất $20, lệnh thắng (đạt TP), anh sẽ nhận được $60 vào tài khoản.

3. Vì sao nên quản lý vốn bằng R:R

Không ai mua hàng mà không biết giá của nó, thậm chí đánh bạc anh chị còn biết được mỗi trận thua mình sẽ mất bao nhiêu. Vậy nên không có lí do gì anh chị phải vào lệnh với một đòn bẩy x10 hay x20 gì đó với volume “vừa tay” và sau đó không rõ giá trị thực sự của lệnh.

Khả năng anh chị rời khỏi thị trường là rất rất nhỏ (hầu như không xảy ra), nếu anh chị thường xuyên tính lại giá trị của 1R theo tổng tài khoản mới theo thời gian (giảm giá trị mỗi lệnh nếu thua lỗ), khả năng cháy hết lại càng nhỏ hơn.

Nếu để ý công thức R:R, anh chị sẽ thấy tỉ lệ R:R bị ảnh hưởng bởi khoảng cách giữa entry và SL, khoảng cách này càng nhỏ, R:R càng cao. Bob Volman price action sử dụng cấu trúc vào lệnh dừng lỗ chặt (khoảng cách entry và SL rất nhỏ) sẽ rất phù hợp với cách quản lý vốn này.

4. Hướng dẫn vào lệnh

Ta sẽ dùng ví dụ sau đây cho đơn giản: Vẫn anh A với 1R = 20$.

Một hôm khác, anh mua BTC với giá $42.000, đặt SL ở mức $40.000. Điều này có nghĩa là nếu mua 1 BTC, lệnh mà thua thì anh sẽ mất $2000.

Nhưng, ta biết anh A có 1R = $20, vậy để lệnh này thua anh chỉ mất đúng $20 như ý muốn, anh sẽ mua 120/2000 = 0,01 BTC (quy tắc tam suất thôi).

Vậy là xong, anh chỉ cần mua 0,01 BTC là đảm bảo quy tắc R:R.

Nhưng khoan đã, vậy thì đòn bẩy và volume đâu mà vào lệnh? Đây chính là chỗ hay ho, anh chị đã bị lối tư duy này “lừa” suốt bao năm nay, khi vào lệnh mọi người thường hay chọn đòn bẩy và kéo volume lệnh (theo USDT) mà bỏ qua số coin sẽ mua, tại sao phải làm như vậy trong khi chúng ta có thể nhập trực tiếp số lượng đồng coin cần mua (ở đây là BTC)? Bản chất 2 việc này là như nhau, để mua 0,01 BTC ở mức $42.000, anh chị luôn cần: 0,0142000 = $420, và con số này luôn bằng đòn bẩy * mức USDT margin anh chị phải bỏ ra để thế chấp. Đây là lúc đòn bẩy giúp ta: Nếu x100, anh chị chỉ cần bỏ ra margin là 420/100 = $4,2 để vào lệnh này, tương tự nếu kéo x50, anh chị cần bỏ ra 420/50 = $8,4 để vào lệnh. Không lý do gì để phải dùng bẩy thấp, trong khi cả 2 đều đem lại kết quả như nhau (do ta luôn muốn mua 0,01 BTC). Việc dùng bẩy cao giúp anh chị tiết kiệm được USDT phải margin, từ đó vào được nhiều đồng coin cùng lúc hơn.

Do đó việc cần làm lúc này chỉ đơn giản là nhập số BTC và kéo bẩy theo sở thích, tự tin khoe cá tính!

5. Hướng dẫn vào lệnh theo R:R bằng TradingView

Các phép tính quá phức tạp? Rất may phương pháp vào lệnh này là một phương pháp được TradingView đề xuất anh chị sử dụng, do đó nó có công cụ cho ta tính toán một cách nhanh chóng. Sử dụng lại ví dụ trên, ta set-up một vị thế long trên TradingView như sau:

Kích cỡ tài khoản: Tổng tài sản Future anh chị đang có.

Cỡ lot: anh chị tạm thời luôn set 1 là ổn.

Rủi ro: Mức % tổng tài sản tương ứng với 1R (trong ví dụ anh A là 2%)

Giá vào lệnh (entry), mức dừng (SL) chỉnh như ví dụ

Mức lợi nhuận (TP) không quan trọng trong việc tính size của vị thế. Nó chỉ giúp ta tính được R:R đạt được.

Nhấn OK anh chị sẽ thấy một indi vị thế, rê chuột vào ta sẽ thấy số lượng BTC cần mua là 0.01 BTC (sau từ S.Lg - số lượng, nằm bên phải indi), và tỉ lệ R:R của lệnh này = 2 (dòng ngay dưới: “Tỷ lệ Rủi ro/Lợi nhuận”)

6. Một số lưu ý:

Không vào lệnh khi tỉ lệ R:R quá thấp (dưới 2R là tại hạ xin đứng ngoài)

Cách tăng tỷ lệ R:R hiệu quả nhất là giảm khoảng cách entry - SL (mua được nhiều coin hơn với $20 như trên), đó là lý do tại hạ thường hay vào lệnh sớm và đặt SL chặt.

Để sử dụng được phương pháp này, cũng như mọi phương pháp khác, điều quan trọng nhất luôn là kỷ luật. Anh chị bị cuốn vào thị trường, hưng phấn tăng % tài khoản cho mỗi R lên để kiếm thêm lợi nhuận khi đang chuỗi thắng, hay để “gỡ gạc” khi đang thua lỗ, đó chính là đang vứt đi kỷ luật của mình. Không phải ai cũng đủ tỉnh táo để thực hiện R:R gì đó ở mọi tình huống, và cuối cùng chúng ta còn lại cái nịt sau những lần “all-in.”

Cuối cùng, chúc anh chị bình tĩnh và vững tâm kéo max bẩy mỗi lần vào lệnh =)))