1. Impulse&Correction
By Đại Đức Thích Long Short
Last updated
By Đại Đức Thích Long Short
Last updated
Impulse&Correction
Chào anh em CK. Như đợt trước em có chia sẻ với anh em về SM, cũng nhận được sự đón nhận của anh em về phương pháp này, cảm ơn anh em rất nhiều. Cũng cảm ơn sếp @katori0508 đã cho em được chia sẻ với anh em những kiến thức này, trong CK có cả ngàn người, chắc chắn sẽ có những sư phụ, cao nhân ẩn mình biết về SM. Em k dám thể hiện mình là gì hết, chỉ muốn chia sẻ cho anh em 1 phương pháp mới, khá thú vị và đem lại tỉ lệ Risk:Reward (R:R) cực kì hấp dẫn. Cũng xin đính chính lại với anh em như thế này, những chia sẻ của em về SM ở bài viết trước là 1 SM khá khó và phức tạp, đòi hỏi nhiều kĩ thuật khác nữa để kết hợp, nếu để lên bài cho anh em thì đòi hỏi phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Vì vậy em xin chia sẻ với anh 1 nhánh của SM riêng biệt, cũng rất hiệu quả và xịn xò chẳng thua kém gì SM kia cả, em vẫn sử dụng phương pháp này đan xen giữa 2 trường phái SM để giao dịch, và đặc biệt nó rất dễ tiếp cận cho những người mới. Em sẽ cố gắng trình bày thật ngắn gọn, dễ hiểu và xúc tích, nên mọi người cứ yên tâm sử dụng nhé, ngoài ra các bác có thể tham khảo thêm ở trên mạng đầy các thầy dạy về SM cho các bác học, mỗi thầy 1 kiểu nhưng nhìn chung vẫn là xoay quanh về SM thôi. Bác nào hiểu biết về SM thì cùng nhau chia sẻ cho anh em CK nhé, với cả em có thiếu sót gì mong các bác góp ý, em chân thành cảm ơn và ghi nhận. Điều cuối cùng là em chỉ sử dụng Chart BTCUSDT chứ k sử dụng các đồng coin khác, vì em chỉ thích đánh 1 cặp BTCUSDT nên lấy ví dụ trên đó luôn, anh em có thể backtest trên những cặp tiền anh em thích nhé. Sau đây là phần 1 – Market Structure, nhưng trước hết chúng ta sẽ đi từ khái niệm cơ bản nhất, nó sẽ đồng hành với anh em trong suốt cả quá trình sử dụng SM. Đó là Impulse&Correction
Khi nhìn vào chart, anh em sẽ thấy xu hướng của thị trường có những lúc tăng hoặc là giảm, giá di chuyển nhanh (theo anh em hay gọi là các sóng tăng/giảm mạnh). Đây gọi là những hành động giá không lành mạnh, bởi vì nó di chuyển đi mà không có sự cân bằng giữa bên mua và bên bán, những hành động giá không lành mạnh như vậy gọi là Impulse Move. Sau khi có những Impulse Move thì thị trường sẽ di chuyển chậm lại 1 chút và sau đó sẽ đi ngược lại với Impulse, trường hợp này gọi là Correction nhé anh em, nó giống như kiểu đây là thị trường Pump hoặc Dump mạnh xong rồi hình thành những pha Pullback đấy, nhưng trong SM họ k dùng từ như vậy nên em để nguyên là Impulse&Correction (em sẽ đính kèm hình ảnh đánh số theo thứ tự bắt đầu từ Hình 1 cho anh em dễ tham khảo nhá, cứ đọc xong rồi nhìn hình sẽ rõ). Vậy Impulse&Correction là gì, bản chất của nó là gì và tại sao chúng ta phải sử dụng Impulse&Correction? Impulse&Correction đúng theo trong SM sẽ được dùng để xác định cấu trúc của thị trường (Market Structure), đây sẽ là công cụ giúp cho anh em biết đâu là đỉnh, đâu là đáy. Còn bản chất thì Impulse sẽ là đại diện cho MM, vì chỉ có MM mới có thể đẩy giá đi nhanh và mạnh đến như vậy thôi anh em nhé, Correction sẽ đại diện cho các anh em Retail trader, 1 phần nào đó sẽ có tiền của MM trong này để đẩy vào thị trường, MM đọc vị được rằng phải để cho anh em nhảy vào thì MM mới có thể bòn rút tiền của anh em được chứ đúng k (cái này gọi là lấy con tép bắt con tôm đấy các bác), thế nên cái pha Correction này sẽ là mồ chôn của rất rất nhiều thành phần nghĩ mình là bậc thầy trader, ông tổ của market tự hào rằng mình đã bắt đáy/ bắt đỉnh thành công.
Các cụ có câu này: "Xu hướng là bạn của chúng ta cho đến khi nó kết thúc". Điều đó luôn luôn đúng với những ai giao dịch theo xu hướng. Em cũng khẳng định hầu hết anh em ở đây đều giao dịch theo xu hướng thôi, chỉ có những ai anh hùng hảo hán, muốn 1 mình cản dòng nước lũ thì mới đi ngược trend, rồi nhận lại kết cục cát đất đầy mồm mà thôi. Liệu anh em đã xác định đâu là đỉnh đâu là đáy của 1 con sóng tăng/giảm k, anh em có xác định được sóng tăng/giảm này đã kết thúc chưa(Impulse), liệu rằng các pha Correction(Pullback) này đi đến đây đã kết thúc chưa hay còn tiếp tục đi tiếp...v..v....Những anh em nào đang xài phương pháp của mình cảm thấy ổn áp thì cứ tiếp tục sử dụng nhá, anh em nào còn lấn cấn mấy vụ này thì Impulse&Correction sẽ giúp anh em giải được bài toán đó rất hiệu quả luôn. Trước hết anh em phải biết Correction và Pullback là 1, và nó sẽ là 1 nến, 1 bộ nến, hoặc là 1 đoạn nến (cái này em sẽ giải thích kĩ hơn ở các phần sau), đầu tiên em sẽ nói về 1 nến (1 bộ nến và 1 đoạn nến em sẽ giải thích ở các phần sau) để Correction(Pullback) hợp lệ thì sẽ có 2 trường hợp để anh em xác định. Trường hợp đầu tiên là anh em xác định cây nến đó phải có giá thấp nhất(Low)/cao nhất(High) lấy thanh khoản bên dưới(Low)/bên trên(High) cây nến trước đó, tức là cây nến Correction(Pullback) nó sẽ có giá Low/High lấy thanh khoản (sweep liquidity) giá Low/High của cây nến trước đó (anh em hay gọi là rút râu đấy), lưu ý lấy thanh khoản tức là giá đóng cửa(Close) của cây nến Correction(Pullback) phải nằm hoàn toàn bên trên/ bên dưới giá Low/High của cây nến trước đó anh em nhé. Trường hợp thứ 2 là cây nến Correction(Pullback) nó đóng cửa hoàn toàn bên dưới/trên giá Low/High của cây nến trước đó là được, tức là phá giá Low/High của cây nến trước đó. 1 lưu ý nhỏ nữa là việc sweep Liquidity sẽ k quan trọng cây nến đó có màu sắc như nào, body ra làm sao, chỉ cần tuân theo tiêu chí của trường hợp 1 là được (anh em xem hình ảnh thì sẽ dễ hiểu hơn). Đọc đến đây rồi sẽ có 1 cơ số anh em thắc mắc thế Impulse&Correction nó cũng bình thường như các sóng đẩy và các pha pullback thôi, có gì đâu mà phải xác định làm gì cho mệt. Trong SM nó phải xác định Impulse&Correction các bác ạ, nó có ý nghĩa cả đấy. Em sẽ phân tích như sau cho anh em dễ hình dung: "Khi MM vận hành thị trường MM sẽ đẩy giá đi theo xu hướng MM mong muốn có thể là Bull Run/Bear Run (đây là Impulse), chắc chắn 100% MM sẽ không bao giờ đẩy giá đi theo 1 phía, chẳng lẽ Sell hoài rồi sao lấy tiền được tụi Buy và cả tụi Sell ăn theo nữa, cho nên MM sẽ tạm dừng đẩy giá đi 1 lúc, thị trường bắt đầu mở ra cơ hội cho 1 cơ số trader nhảy vào, SM sẽ xem xét hành động của MM bằng việc lần mò trên thị trường xem xem MM có để lại Foot Print (FP) hay k bằng việc đọc hành vi giá, mà hành vi giá thể hiện bằng nến chứ gì nữa anh em. Mỗi cây nến sẽ biểu thị cho 1 phiên giao dịch (tùy vào anh em lựa chọn timeframe nào, có thể là 1M, 15M, 1H, 4H..... thì mỗi cây nến sẽ hiển thị 1 phiên giao dịch trong timeframe đó), MM luôn luôn muốn lấy tiền của các trader, MM biết tấn tần tật các phương pháp giao dịch của trader, nắm tuốt các vị trí đặt lệnh Buy/Sell/SL/TP của trader, MM sẽ quay về các vị trí đó để lấy thanh khoản 1 lượng tiền kha khá, sau khi lấy đủ số tiền MM mong muốn rồi MM sẽ đẩy giá đi theo xu hướng trước đó (đây là Correction/Pullback)."
Em đã từng nói rằng MM k bao giờ allin hết 1 cục tiền để đẩy giá đi theo MM mong muốn, MM sẽ luôn chia Volume ra để giao dịch, có thể chỗ này 5% chỗ kia 10%..v..v.. MM cũng rất muốn quay trở về các vị trí đó nhằm lấy thanh khoản đồng thời bơm nốt lượng Volume còn sót lại để đẩy giá đi theo ý MM mong muốn (để thực hiện các những việc như vậy MM sẽ tạo ra 1 số pha Correction/Pullback). Pha Correction/Pullback gần nhất sẽ là nơi MM muốn quay lại nhất, vì sao lại như vậy? Đơn giản thôi, vì tại vị trí Correction/Pullback gần nhất, sẽ có 1 lượng trader đặt lệnh limit/stop vì đã lỡ tàu, mong muốn giá quay lại về bến để rước họ lên chuyến tàu đó. Tại đây có rất nhiều tiền nên MM luôn muốn quay lại để vét, vậy nên trong SM vị trí Correction/Pullback đầu tiên gọi là vùng kích thích, được gọi là Inducement. Và khi quay lại vị trí Inducemnt, MM có thể vẫn muốn quay lại các vị trí Correction/Pullback bên dưới, cái đó rất hay xảy ra luôn. Đồng thời sau khi lấy được vị trí Inducement thì điểm Swing High/ Swing Low mới hình thành chính là điểm kết thúc của 1 range (kết thúc pha Impusle). Nó khác với cái cách em đã chia sẻ với mọi người về xác định Swing High/ Swing Low ở bài SM trước đó là sử dụng 1 bộ 3 nến trở lên. Nhánh SM này k cần như vậy, chỉ cần giá lấy được vị trí Inducement thôi là chúng ta đã xác định được điểm kết thúc range rồi, vậy thì điểm bắt đầu range ở đâu? Điểm bắt đầu range là điểm Swing High/Swing Low gần nhất, anh em cứ thấy Swing High/ Swing Low gần nhất anh em chọn làm điểm bắt đầu, qua các bài sau em sẽ chỉ mn cụ thể hơn cách chọn điểm bắt đầu và kết thúc 1 range, bây giờ em sẽ bốc đại 1 đoạn range bất kì để anh em xem cách vận dụng Impulse&Correction nhé. Anh em phải xác định các pha Impulse&Correction/Pullback hợp lệ , xác định được Inducement, xác định được 1 range. Khi đã làm quen rồi thì sẽ rất dễ dàng cho các phần tiếp theo, em k biết giải thích như này mọi người có hiểu được k. Nếu có sai sót hoặc thắc mắc gì mọi người cùng nhau thảo luận em sẽ giải thích. Hẹn gặp lại anh em ở các phần tiếp theo, xin hứa với anh em là ở những phần sau sẽ hay ho và hấp dẫn hơn rất nhiều!