Kỳ 2: Các bài quyền cơ bản
Last updated
Last updated
Đường giá di chuyển dễ chịu, luôn tuân theo một quy luật, những cú break sẽ tạo ra vị thế với tỉ lệ thắng cao, những cú nén xuất hiện chắc chắn sẽ tạo ra sự bùng nổ giá, … là những tính chất mà thị trường không có :))) Đó là lý do chúng ta cần quản lý vốn thật chặt chẽ, để không bị úp sọt và tìm cơ hội trả thù. Nếu nói về một quy luật đúng, có chăng đó sẽ là quy luật cung-cầu, một quy luật tồn tại trong mọi thị trường, mọi nền kinh tế. Sơ qua về đường giá, một cách nôm na dễ hiểu, ta có thể khẳng định: thị trường có mua lên, bán xuống, và giá luôn đi theo phe áp đảo hơn. Cũng rất dễ hình dung lý do của hiện tượng này: trong một mức giá cụ thể, những người đến trước của phe áp đảo sẽ “xử” hết nguồn cung của phe còn lại ở mức giá đó; và trong một thị trường có thanh khoản cao, những kẻ đến sau của phe áp đảo buộc phải vào vị thế ở mức giá kém thuận lợi hơn, phe còn lại cũng chả dại gì thay đổi chiều hướng giá này khiến cho giá ngày càng đi theo xu hướng đó; cho đến khi mức giá không còn đủ hấp dẫn nữa.
Một trader giỏi là một người có thể “đánh hơi” được thị trường ở những thời điểm then chốt, lúc mà cả hai phe đều ủng hộ quyết định của ta, phe thuận sẽ nhảy vào tấn công cùng ta, và phe nghịch cũng chẳng buồn phòng thủ nữa. Do vậy,trước khi vào lệnh ngoài đánh giá tiềm năng R:R của vị thế mà ta sắp xuống tiền, và đánh giá set-up vị thế của mình (dĩ nhiên), hãy dành ra một nhịp để chơi trò đóng vai, thử xem nếu là một người ở phe còn lại, ta có xuống tiền hay tiếp tục ôm lệnh không? Nếu câu trả lời là không,hãy tự tin đặt giá.
Dù thị trường là một nơi hỗn loạn, đường giá không sinh ra để phục vụ ta (mà trái lại phần lớn thời gian nó còn làm ta khó chịu), nhưng nếu ta lấy giấy bút vẽ lại đường giá từ xưa đến nay, vẫn có một số quy luật nhất định mà xác suất xuất hiện của nó đủ hấp dẫn để ta lưu tâm.
Là nơi mà trader cần “đánh hơi” như đã nói bên trên. Thị trường là chiến trường, và một chiến trường dù ác liệt đến mấy cũng phải có người thắng kẻ thua, ta chỉ cần chờ một phe thắng thế để nhảy ra ăn hôi, thì cũng đã là một trang hảo hán, đấng nam nhi. Đó là nơi anh em ta tiến tới, còn quân thù thì bỏ thành, không phòng thủ nữa. Vùng chiến sự trước khi sự kiện này diễn ra gọi là vùng “tích lũy động lượng”.
Một chiếc hộp hình chữ nhật ta thường vẽ cũng là một vùng tích lũy động lượng, bên trong nó ta cố gắng tìm một chiếc hộp nhỏ hơn (có thể là nhỏ hơn rất nhiều) ở vị trí quan trọng (đỉnh hộp, đáy hộp), gọi là cú nén, và cú nén thường dẫn ta đến điểm bùng nổ của xu hướng. Chỉ cần giá liên tục chạm - bật một vùng nào đó, cho đến khi có một phe thắng thế, thì đó đã là một vùng tích lũy động lượng. Nó có thể là một chiếc hộp được tạo ra từ cặp kháng cự - hỗ trợ, hay là một đường chéo thể hiện một xu thế đang tăng trưởng từ từ (gom quân) đến lúc đánh úp quân địch không kịp trở tay.
Một đợt tấn công rồi cũng sẽ đến hồi kết, sẽ đến lúc năng lượng của một phe bị cạn kiệt và nhường lại phần thắng cho phe bên kia (đảo chiều). Tuy nhiên không phải lúc nào một pha break đều mang lại kết quả “knock-out”, nhất là khi đó là một cú đảo chiều, khách quan mà nói, không dễ gì phe đang thắng thế trước đó có thể buông xuôi, mà thị trường cần thời gian để thiết lập một pha lật kèo.
Do vậy, một nguyên tắc bất di bất dịch được đặt ra cho những trader mới: KHÔNG giao dịch ngược xu hướng chính.
Lại lấy ví dụ về chiến tranh, một phe thắng thế, quét sạch phe kia ra khỏi thành, không có nghĩa là thành đó sẽ mất đi, mà giờ đây nó thuộc về phe vừa thắng, quân của phe thua buộc phải rút về một thành khác ở tuyến sau.Tuy nhiên, chúng sẽ thường xuyên tổ chức tấn công trở lại để “thử lửa” xem sức mạnh của phe vừa thắng đã suy yếu hay chưa, hòng chiếm lại đồn đã mất. Do đó những KC, HT vừa bị break sẽ đóng vai trò như một cục nam châm hút giá về bất cứ lúc nào phe thua tổ chức tấn công trở lại. Về phía phe thắng, việc cần làm là phòng thủ những đợt phá rối, giữ vững thành, xây dựng lại lực lượng (buildup - tích lũy động lượng) để dẫn quân đánh thành kế tiếp. Một thành mới ở càng xa tường thành cũ sẽ càng yếu ớt, do quãng đường xa, phe thắng khó lòng gửi tiếp viện đến, do đó cũng cần nhiều thời gian củng cố hơn, và phải gồng gánh những đợt tấn công nhỏ lẻ của phe thua.
Và thị trường cứ tiếp tục như thế cho đến khi có sự tiếp diễn xu hướng (phe thắng gom quân xong và đi đánh tiếp sml phe thua) hoặc đảo chiều (phe thắng nhớ nhà, mệt mỏi, bị phe thua úp sọt trở lại, mất thành).
Trong các ví dụ sắp tới, thành của phe mua sẽ được vẽ màu xanh, thành của phe bán sẽ là màu đỏ.
Phá vỡ giả: một cú phá vỡ ngay từ vị trí cản trước mà không có quá trình tích lũy nào, phe tấn công đã quá hấp tấp, chưa gom đủ quân đã đi đến nhà người ta gây hấn. 96% những cú phá vỡ kiểu này sẽ dẫn đến kết cục bi thảm.
Phá vỡ mồi: Một cú phá vỡ có tích lũy động lượng trước đó, nhưng ở xa nhà của đối phương, đoạn đường di chuyển xa sẽ làm hao năng lượng khiến cú phá vỡ khó được như kỳ vọng. Tiềm năng tiếp diễn xu hướng của cú phá vỡ mồi là có, tuy nhiên không phải ngay thời điểm phá vỡ diễn ra, mà là hành vi giá sau đó sẽ quyết định.
Hai cú phá vỡ này chúng ta cần tránh, vì ngoài việc nó dễ thất bại ra, thì vẫn do tính chất nam châm, ta cần đặt stoploss (SL) ở bên dưới vùng KC-HT trước đó, mà vùng này lại quá xa, khiến lệnh của ta có R:R xấu đau đớn. (Thậm chí còn có một trường phát chuyên tận dụng những cú phá vỡ với setup xấu như thế này để trade ngược xu hướng, bởi cục nam châm hút về là rất mạnh.)
Phá vỡ thực: tích lũy tại vùng quan trọng của hộp (đỉnh hoặc đáy), dù cho có”nam châm” hút về thì vẫn chỉ là entry của ta, là vùng mà tiểu đệ thường đề xuất bắt lại nếu trễ tàu. Cú break ở vùng này sẽ mang lại áp lực kép + một vị thế đẹp với SL chặt -> R:R cao
Ngoài phá vỡ mô hình hộp, chúng ta còn có cú phá vỡ trong từng thanh nến. Một thanh nến gọi là phá vỡ nếu nó đóng nến vượt qua hoàn toàn điểm cao nhất hoặc thấp nhất của thanh trước đó.
Một đỉnh giả là khi nến kế tiếp nó là một nến giảm chứ không chọn tiếp diễn xu hướng tăng, và ngay kế tiếp là một thanh nến giảm nữa, phá vỡ xuống thanh nến giảm trước đó. (ngược lại thì là đáy giả)
Đỉnh giả và đáy giả thể hiện rằng xu hướng đang bị yếu đi và dần bị phe còn lại kiểm soát trong ngắn hạn. Hoặc ngay chính trong 1 thanh nến cũng mang tín hiệu tương tự, miễn là nó vẫn thể hiện thông điệp đó. Đó chính là các râu nến. Trường hợp dễ thấy nhất là các nến búa. Những râu nến cho thấy sự cố gắng của một phe và đã bị từ chối.
Thường thì những tín hiệu này không quá quan trọng trong bối cảnh chung. Nhưng nếu nó xuất hiện ở một cú nén thì lại khác. Thử tưởng tượng, trong chiến trường cuối cùng phân định thắng thua, một đợt tấn công trọng điểm bị đẩy lùi, tâm lý của toàn quân sẽ bị sụt giảm như thế nào, và phe ngược lại nếu đủ lực có thể dễ dàng đánh bay một đội quân đang hoảng sợ. Những đỉnh, đáy giả này sẽ là những tín hiệu then chốt nhất để ta suy xét việc xuống lệnh.
Nếu không xuất hiện ở vùng nén, chúng vẫn còn một vai trò khác: cấu thành nên các điểm để ta vẽ hộp và các đường chéo trend-line.
Chạm lại trần là cụm từ quen thuộc tiểu đệ thường dùng. Chúng ta hãy nhìn lại “phá vỡ mồi” ở phần trước, rõ ràng nó có tích lũy động lượng, và việc đó không thể là một hành động vô nghĩa. Như đã nói trước đây, vùng HT-KC nào cũng là vùng “nam châm” hút đường giá trở lại sau mỗi cú break khỏi nó.
Và việc đường giá tìm về vùng tích lũy mồi, ta gọi chung là “chạm lại trần”. Những cú phá vỡ mồi như thế này giá thường không hồi về và dừng lại ở đỉnh gần nhất (đỉnh hộp) như phá vỡ thực, vì đỉnh hộp là vùng không đủ mạnh để team mua chống đỡ, mà vùng HT bên dưới, ngay vùng tích lũy động lượng vừa được break lên (line xanh) mới là nơi team mua chống trả quyết liệt nhất (vì đó là một thành nhỏ mà team mua vừa chiếm, quân số đang tập trung tại đây). Giải thích theo hướng giá: đây là vùng mua với giá cả phải chăng, hấp dẫn dành cho nhóm người có niềm tin thị trường tăng giá trở lại mạnh mẽ.
Ngoài ra, những vùng số tròn cũng đóng vai trò như những cục nam châm hút, vì đó là rào cản tâm lý của con người. Rõ ràng khi phân tích, chúng ta thường chú ý và đặt lệnh mua bán theo những con số tròn xx.5 xx.0 (ví dụ giá BTC 42k5 43k 45k).
Và một cục nam châm cuối cùng, cũng như mang tính định hướng xu hướng rất tốt: đường EMA. Đường này tiểu đệ không cần bàn nữa, nó chính là một HT-KC di động, nén ép tạo tín hiệu tích lũy.
Như vậy,qua các lý thuyết trên, với mỗi chart, chúng ta cần xác định được những cục nam châm quan trọng sau: một chiếc hộp bật nẩy giá, một vùng nén trước đó của giá (trần), đường EMA, vùng số tròn; và ta xác định thêm 2 thành phần quan trọng nữa: những cú phá vỡ xấu (dễ bị kéo ngược) và setup đỉnh, đáy giả ở vùng quan trọng. Sau này chúng ta có thể tìm thêm một trend-line chéo uy tín, nhưng hiện tại, cơ bản chúng ta cần phân tích được xu hướng kế tiếp của market. Và cũng bởi vì giá là lên/xuống, nên những vùng cản ngang giá luôn có giá trị hơn những đường chéo. Hãy cùng thử phân tích BTC M5 ngay thời điểm hiện tại:
Nhìn cận hơn những thanh giá gần đây, có thể thấy lực bán đã quá yếu ớt (những cú kéo về nến đen rất ngắn), đang bị phe mua kéo lên ngay khi đến đáy hộp. Đang có một cú kéo mạnh nữa đưa giá đến vùng đỉnh hộp => canh long
Bước 4: Đánh giá EMA: đang hướng lên, giá 5 thanh gần nhất rất tôn trọng, chạm là bật lên -> phe long def EMA tốt