[Crypto Talk 6] Giá trị của crypto – giá trị khác với “giá cả”.
Last updated
Last updated
Khi nói đến crypto, mình tin hiện tại có đến 90% mọi người nói về đồng này giá sẽ bao nhiêu, sẽ lên được bao nhiêu. Thực ra mình tin là nhiều người “đầu cơ” vào crypto nhiều hơn là đầu tư. Đầu cơ, là khi mình mua ở một giá, sau đó kì vọng người khác sẽ mua lại với giá cao hơn.
Không có điều gì sai với việc đầu cơ cả, bởi vì ngay cả đối với các tài sản truyền thống khác như chứng khoán, hàng hóa (commodities) hay trái phiếu thì việc đầu cơ ngắn hạn vẫn sẽ diễn ra hàng ngày. Việc đầu cơ giúp tăng tính thanh khoản cũng như “độ hiệu quả” của thị trường (market efficiency).
Nhưng nói thế cũng không có nghĩa cứ liên quan đến crypto không thể có cái gọi là đầu tư với chiến lược dài hạn. Vậy nên trong bài này mình muốn chia sẻ góc nhìn của mình về giá trị của crypto.
Cách đây hơn 1 năm mình có viết một bài với tiêu đề “giá trị” bằng cái ngôn từ vụng về như sau:
“Trong tài chính, giá trị của công ty được định giá dựa trên dòng tiền mà công ty có thể kiếm được trong tương lai, DCF thì dùng cashflow, dividend model thì dùng dòng cổ tức. Rồi mình thử nghĩ về những thứ nhỏ hơn như cái nhà, cái xe, cái áo, cái máy. Cái nhà, giá trị của nó là cho con người một nơi trú ẩn cho những ngày sắp đến. Nơi trú ẩn đó càng tiện lợi, càng thoải mái, càng tạo ra nhiều output nho nhỏ khác thì nó lại càng có giá trị cao. Rồi cái xe, cái áo, cái máy cũng vậy.”
Giá trị của căn nhà nằm ở tính ứng dụng của nó trong những năm tháng tới. Giá trị của một chiếc điện thoại cũng không nằm ở mấy con chip hay cái màn hình, mà nó nằm ở khả năng mang lại tiện ích cho con người. Vậy nên mình tin một đồng crypto có tính ứng dụng càng cao, càng được nhiều người sử dụng thì giá trị của nó sẽ càng lớn.
Những crypto assets có tính ứng dụng với mình lại có giá trị tiềm năng rất lớn khi chúng giải quyết được những bài toán bài toán cực kì quan trọng và cốt lõi của nền kinh tế: hệ thống tài chính và quy trình thủ tục đơn giản hơn, chi phí và thời gian settle giao dịch nhanh hơn, bảo mật hơn, và đặc biệt là khả năng có thể lập trình tiền tệ này vào những hoạt động kinh doanh mà không cần thông qua các thủ tục pháp lý rườm rà, và còn vô cùng nhiều ứng dụng khác nữa.
Một ví dụ đơn giản mà mình rất hay lấy ví dụ khi giải thích về ứng dụng của crypto và hợp đồng thông minh chính là cá cược. Hãy đặt trường hợp Chí với bạn cược với nhau xem ngày mai trời ở Hà Nội có mưa không với mức cược 1 trịu đô. Với hiện tại, để thực hiện giao dịch này, Chí với bạn phải soạn thảo một bản hợp đồng với các điều khoản, sau đó mang đến văn phòng luật sư. Luật sư sau đó mang hợp đồng này ra ngân hàng xin giấy xác thực để đảm bảo Chí với bạn có đủ tiền cược, rồi sau đó lại mang lên các cơ quan ban ngành để xác nhận pháp lí hợp đồng này.
Khi có kết quả thời tiết, trong trường hợp bên thua cố tình không thực hiện theo điều khoản hợp đồng, bạn phải nhờ luật sư can thiệp rồi ra tòa các thứ mất vô cùng nhiều thời gian và tiền bạc.
Trong khi đó, với crypto và smart contract, Chí và bạn chỉ cần code lên một smart contract (code chạy dưới dạng “nếu…thì…”), quy định rõ ràng các điều khoản, sau đó mỗi người deposit vào hợp đồng thông minh đó 1 trịu đô rồi deploy lên mạng lưới. Khi có kết quả thời tiết, smart contract đó tự động được triggered và chuyển 2 trịu đô trong hợp đồng về địa chỉ của người thắng mà không cần thông qua luật sư, ngân hàng hay bất kì ai, một cách công bằng, tiết kiệm, và nhanh chóng.
Đó mới chỉ là một ví dụ ứng dụng đơn giản. Hãy thử tưởng tượng, với khả năng lập trình và ứng dụng phong phú, nếu được sử dụng cho rất nhiều hoạt động kinh tế khác, thì nó sẽ giúp nền kinh tế tiết kiệm được biết bao nhiêu chi phí và thời gian. Những giá trị mà nó mang lại có thể lớn hơn mức định giá của thị trường lúc này.
Mình hiểu lí do tại sao nhiều nhà đầu tư lớn như cụ Warren Buffet vẫn đang còn đang hoài nghi về crypto và cho rằng crypto chỉ mang tính chất đầu cơ và không có giá trị. Bởi vì khi họ nhìn vào crypto, thứ họ vẫn đang nhìn đầu tiên vẫn đang là đồng có tổng vốn hóa lớn nhất – Bitcoin.
Nhưng như mình đã từng chia sẻ, mình không quá bullish vào Bitcoin, bởi vì với mình hiện tại cho đến cuối cùng (at the end of the day) thì Bitcoin cũng chỉ đang là một công cụ để dự trữ giá trị vì số lượng có hạn, và khả năng giao dịch ở mức cơ bản. Phí giao dịch của mạng lưới Bitcoin khá cao, tốc độ giao dịch rất chậm và gần như chẳng làm được gì ngoài việc mua rồi cất giữ cả.
Cụ Warren Buffet thậm chí còn chẳng tin vào giá trị của vàng, bởi vì principle của cụ vẫn là các tài sản phải có khả năng sinh ra được dòng tiền thông qua việc tạo ra được giá trị cho xã hôi thì mới có giá trị. Vậy nên việc cụ không tin vào Bitcoin dẫn tới vẫn còn hoài nghi vào crypto là một điều hoàn toàn dễ hiểu, thậm chí bản thân mình khi viết research paper về Bitcoin năm 2019 cũng đã từng như vậy.
Mình rất thích các dự án layer 1 Proof of Stake. Lí do là với cơ chế này, đồng native là rất cần thiết để sử dụng cho như phí giao dịch (gas fee) các hoạt động ở trên mạng lưới này, nhưng cũng có thể stake các đồng này. Nếu các đồng này là xăng dầu điện tử (digital oil), vì nó là cần thiết để thực hiện các giao dịch, execute các smart contract cho các hoạt động kinh tế khác. Và nếu, các mạng lưới này dần trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế tương lai, thì việc sở hữu các validating nodes của những mạng lưới này không khác gì mình đang sở hữu một mỏ dầu điện tử thu nhỏ cả.
Rủi ro thấp hơn (vì những mạng lưới này là một phần quan trọng của hoạt động kinh tế và hoạt động xã hội hàng ngày của con người), mang lại giá trị cho xã hội, tạo ra được dòng tiền định kì (staking reward), chẳng phải những điều này tạo giá trị thực (intrinsic value) của một tài sản hay sao?
Đối với các đồng token về mặt ứng dụng khác như DEXs, giá trị (intrinsic value) của những đồng này đến từ phí giao dịch của người dùng DEXs, không khác gì doanh thu của các sàn CEXs như Binance hay Coinbase. Còn các đồng về metaverse, game hay các dịch vụ khác thì nó lại đến từ cung và cầu. Game càng hấp dẫn, metaverse và NFT càng tiện dụng và lôi cuốn, ứng dụng càng hiệu quả thì người dùng sẵn sàng bỏ tiền ra để tham gia trải nghiệm và sử dụng. Riêng NFT và Metaverse thì mình sẽ có một bài nói về góc nhìn của mình vào crypto talk sau nhé.
Dẫu có nhìn nhận là vậy, số lượng người thực sự “đầu tư” vào crypto vẫn còn quá ít. Khi mà thị trường có dòng tiền đầu cơ đang quá lớn, chắc chắn sẽ có nhiều người chốt lãi (như tổng thống El Salvador chốt lãi xây trường học vậy). Cộng với các yếu tố dòng tiền và chính sách tài khoán/tiền tệ từ các nước, dòng tiền đầu cơ này sẽ có lúc dần rút ra khỏi thị trường.
Rồi sẽ lại có một thời gian mọi người lại thoát ra khỏi thị trường này, sẽ chẳng ai nói đến tương lai của công nghệ này nữa, bởi vì với phần đông thị trường, đây vẫn chỉ đang là một thị trường để đầu cơ mà thôi. Khi thị trường vẫn còn dòng tiền đầu cơ lớn, thì giao động giá vẫn sẽ còn cao. Và đương nhiên, có lên cao thì sẽ có xuống đáy. Nước rút mới biết ai không mặc quần. Lúc đó mình tin sẽ là thời điểm thử thách nhất cho các dự án crypto, cũng như sẽ là lúc tốt nhất để cho những ai hiểu và tin tưởng vào công nghệ này có thể đầu tư.
Đầu tư chiến lược dài hạn khác với hold dài hạn. Riêng bản thân Chí tin vào tiềm năng ứng dụng về mặt công nghệ của crypto và blockchain trong dài hạn. Hiện tại Chí cũng đang làm việc ở một quỹ đầu tư thuộc một tập đoàn có tổng vốn hóa khoảng nửa tỉ đô, đang bắt đầu đẩy mạnh đầu tư hơn về crypto, blockchain và cả những công nghệ khác. Quy mô đầu tư linh hoạt (deal size flexible). Nếu có bất kì dự án nào muốn liên hệ thì có thể liên hệ trực tiếp với Chí nhé. We would love to hear about your ideas!